HUỲNH NGỌC THANH HƯỚNG DẪN TẢI THÔNG TIN QUY HOẠCH 63 TỈNH MIỄN PHÍ.
BẠN MUỐN ĐẦU TƯ AN TOÀN – KHÔNG DÍNH QUY HOẠCH. TẢI MIỄN PHÍ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH NGAY.
BẠN HÃY BẤM VÀO NÚT QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN ĐỂ TẢI QUY HOẠCH 63 TỈNH MIỄN PHÍ
(Trên cơ sở sắp xếp Quận 2, 9, Thủ Đức theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 – 2021)
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, đông dân nhất cả nước; là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ; là cửa ngõ giao thương quốc tế, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa – du lịch, giáo dục – khoa học kỹ thuật, y tế lớn của cả nước và khu vực. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 2.095,39 km2 (209.539 ha), quy mô dân số 09 triệu người năm 2020 (thực tế có 10 triệu người đang sinh sống, học tập và làm việc), có 24 đơn vị hành chính cấp huyện (19 quận, 05 huyện) và 322 phường, xã, thị trấn (259 phường, 05 thị trấn, 58 xã). Vị trí địa lý Thành phố ở khu vực Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh với truyền thống năng động, sáng tạo đã có nhiều đóng góp về tổng kết thực tiễn các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội và là nơi đề xuất nhiều mô hình phát triển mới. Kết luận số 21-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh, hiện đại, phát triển nhanh, bền vững và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc xây dựng Đề án đô thị thông minh – đô thị công nghệ cao, dựa trên mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức đang là những định hướng phát triển mang tính đột phá của Thành phố. Hướng đi này được đúc rút từ những cách làm mới, mô hình thí điểm trước đó của Thành phố như: khu chế xuất, công viên phần mềm, trung tâm công nghệ sinh học, khu công nghệ cao,…
Quận Thủ Đức (12 phường), Quận 2 (11 phường), Quận 9 (13 phường) được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997, trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức; có tổng diện tích 211,56 km2, quy mô dân số 1.013.795 dân, với tốc độ phát triển đô thị hiện nay, khu vực này sẽ nhanh chóng đạt quy mô 02 triệu dân. Trải qua hơn 20 năm xây dựng, đến nay cơ cấu kinh tế của khu vực đã chuyển dịch đúng định hướng và phát triển nhanh theo hướng tăng đầu tư, phát triển ngành thương mại, dịch vụ, tăng trưởng kinh tế gấp nhiều lần so với trước đây. Khu vực có vị trí địa chính trị chiến lược ở cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố, giáp sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, là vùng lõi của vùng kinh tế trọng điểm, giữ vai trò quan trọng trong giao thương với quốc tế, phía Nam và của cả nước; có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ.
Theo đó, 03 quận phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức) được lựa chọn để phát triển thành hạt nhân sáng tạo, hình thành một “”cực” tăng trưởng mới, trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo. Do đó, cần một bộ máy quản lý hành chính nhà nước đảm bảo thống nhất, đồng bộ, cần thiết có một cấp chính quyền đô thị phù hợp có đầy đủ thẩm quyền, có sự chủ động cao để tổng hợp thế mạnh và có đầy đủ năng lực điều phối, phát huy tối đa các nguồn lực nổi trội của Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố.
Theo quy định, quy trình thủ tục sắp xếp đơn vị hành chính trước khi thực hiện các giai đoạn lấy ý kiến cử tri, thông qua Hội đồng nhân dân Thành phố về tên gọi của đơn vị hành chính cấp huyện mới sau khi sắp xếp 03 quận. Hiện nay, để dễ gọi tên, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất tạm thời sử dụng tên “thành phố Thủ Đức” vừa mang tính kế thừa lịch sử địa danh của địa phương nơi đây, vừa phù hợp với mong muốn của đa số người dân Thành phố.
Phần thứ nhất
1. Hiến pháp năm 2013: khoản 2 Điều 111 quy định “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định”;
2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: khoản 2 Điều 2 quy định về các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: “Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)”;
3. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
4. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã;
5. Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
6. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
7. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân loại đô thị;
8. Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021;
9. Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021;
10. Công văn số 2115/BNV-CQĐP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn mẫu hồ sơ đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện trong giai đoạn 2019 – 2021;
11. Phương án số 662/PA-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019 – 2021 (thay thế Phương án số 4075/PA-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2019).
Thực hiện kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh theo Thông báo số 192/TB-VPCP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ, Thành phố xây dựng Đề án thành lập “thành phố Thủ Đức” (tên tạm gọi), báo cáo Bộ Chính trị để xin chấp thuận chủ trương trên cơ sở đó Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định vào tháng 10 năm 2020.
Năm 1997, huyện Thủ Đức được giải thể và hình thành 03 quận mới trên diện tích của huyện Thủ Đức: quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9.
Qua hơn 20 năm phát triển, trên địa bàn 03 quận đã hình thành nhiều cơ sở kinh tế, giáo dục đào tạo, hạ tầng mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển Thành phố, như Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2010 – 2020 thu hút trên 7 tỷ USD đầu tư và xuất khẩu 77 tỷ USD), cụm Đại học phía Đông Thành phố (với hơn 100.000 sinh viên và 2.000 giảng viên trình độ tiến sĩ), Vành đai 3, tàu điện ngầm Bến Thành – Suối Tiên, khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng container Cát Lái lớn nhất Việt Nam,…
Đây là các tiền đề rất quan trọng để có thể hình thành một khu đô thị sáng tạo, tương tác cao của Thành phố, là vùng động lực phát triển kinh tế mới cho Thành phố, là mô hình phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế số gắn với môi trường sống thân thiện, khuyến khích phát triển gia đình bền vững, mà còn là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh Đông Nam Bộ và mở rộng áp dụng các dịch vụ và sản phẩm công nghệ 4.0 tại các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ, tài trợ về vốn cho phát triển kinh tế của cả Vùng, đào tạo nhân lực trình độ cao cho cả Vùng. Từ đó, Thành phố có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho cả nước và có điều kiện hỗ trợ phát triển Vùng, xứng tầm là một Thành phố lớn trong khu vực và quốc tế.
Thành phố đã chủ động tổ chức thành công thi tuyển quốc tế về ý tưởng thiết kế quy hoạch Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố (bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức) nhằm hình thành Vùng động lực phát triển mới của thành phố. Theo đó dự án giải nhất được lựa chọn, đã đề xuất 08 trung tâm quan trọng của khu đô thị sáng tạo, tương tác cao, gồm: (1) Trung tâm tài chính gắn với Khu đô thị mới Thủ Thiêm; (2) Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; (3) Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao (khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, khu chế xuất); (4) Trung tâm giáo dục, đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ trình độ cao (gồm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Fulbright, Đại học Nông Lâm và các Đại học lân cận,…); (5) Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam; (6) Trung tâm công nghệ sinh thái – Khu vực Tam Đa và Long Phước; (7) Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ và Cảng container Cát Lái; (8) Khu đô thị cảng Trường Thọ – đô thị tương lai.
Đề án thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập 03 quận có tổng diện tích 211.56 km2 – quy mô dân số 1.013.795 người, là một đề án mà Thành phố đã ấp ủ từ nhiều năm qua, là mô hình “thành phố trong thành phố” nhằm giúp nơi đây thành “hạt nhân”, một “cực” tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế Thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển vượt bậc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thành phố Thủ Đức – Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố sẽ góp phần hình thành chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, từ khâu sáng tạo tri thức mới, đào tạo nhân lực, thí nghiệm các ý tưởng mới, cung cấp giải pháp và sản phẩm, đến thương mại hóa giải pháp và sản phẩm chất lượng cao, với sự hỗ trợ tài chính hiệu quả cho nghiên cứu khoa học, quá trình khởi nghiệp sáng tạo và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ thực tiễn phát triển mạnh mẽ của khu vực phía Đông Thành phố với các khu chức năng hiện hữu được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, là trung tâm kết nối, chuyển giao công nghệ, đào tạo, nghiên cứu của Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đông Nam bộ và của cả nước; từ các định hướng, quy hoạch trong tương lai, nơi đây kỳ vọng đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước (xét về quy mô, chỉ sau GRDP của Hà Nội, lớn hơn GRDP của tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai).
Để khu đô thị sáng tạo tương tác cao phát huy tác dụng thì nó phải được quản lý về mặt nhà nước bởi một đơn vị hành chính, chứ không thể thuộc 03 quận như hiện nay. Do đó, cần một bộ máy quản lý hành chính nhà nước thống nhất, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả, một cấp chính quyền đô thị phù hợp có đầy đủ thẩm quyền, sự chủ động cao để phát huy tổng hợp thế mạnh của 03 quận, của Thành phố, khu vực và cả nước; và có năng lực quản lý, điều hành hiệu quả cao, biến Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố thành một “cực” tăng trưởng mạnh mẽ nhất, lớn nhất của Thành phố và khu vực.
Thủ Thiêm đã được quy hoạch để trở thành trung tâm tài chính của Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay Thành phố đang hoàn thiện Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế), là vị trí lý tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo ven mặt nước trong cự ly gần tới trung tâm hiện hữu Thành phố. Thủ Thiêm có lợi thế trong việc kết nối từ Quận 1, Quận 7, tiếp cận trực tiếp với không gian mặt nước và khoảng cách gần với dự án tái thiết cảng Trường Thọ sẽ mang thêm những trải nghiệm quốc tế cho khu vực.
Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm
Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc đã được quy hoạch về phát triển thể dục thể thao và chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần cho người dân, khai thác xu hướng ngày càng phổ biến của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại khu vực Đông Nam Á.
Hạt nhân của khu vực này là Khu công nghệ cao Thành phố với quy mô diện tích 913,1633 ha, giai đoạn 2010 – 2020 thu hút trên 7 tỷ USD đầu tư và xuất khẩu 77 tỷ USD. Hiện nay, đã triển khai hạ tầng kỹ thuật khoảng 85%, cấp Giấy chứng nhận đầu tư khoảng 82% (triển khai xây dựng khoảng 60%, chủ yếu là các khu công nghiệp, hỗ trợ công nghiệp, khu chế xuất, Thành phố đã phê duyệt triển khai Dự án Công viên Khoa học và Công nghệ Thành phố với quy mô 194,8 ha tại phường Long Phước, Quận 9). Khu công nghệ cao Thành phố hiện đã có các nhà đầu tư về giáo dục quốc tế và doanh nghiệp sản xuất sử dụng công nghệ cao, là nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương mang lại giá trị gia tăng cao từ khâu nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm phụ trợ, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng tiếp theo của những ngành có liên quan, phát huy lợi thế của ngành sản xuất công nghệ cao hiện nay, có tầm nhìn là phát triển tương lai của sản xuất và thiết kế đổi mới sáng tạo, hàng năm đóng góp gần 16 tỷ USD.
Với hơn 100.000 sinh viên và 2.000 giảng viên trình độ tiến sĩ, khu vực này là một “cực” về giáo dục đại học và trình độ cao của cả nước (trong đó gồm có Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về giáo dục đào tạo của Thành phố và cả nước, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố, Đại học Nông Lâm, Đại học Fulbright, Đại học Thể dục Thể thao, Đại học Ngân hàng, Đại học Kiến trúc, Học viện Tư pháp,…), nhất là ngành công nghệ thông tin, đồng thời là một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng nghiên cứu và sáng tạo thông qua việc tăng sự hợp tác và ứng dụng thực tiễn với nhiều ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau. Khu Đại học Long Phước và các dự án phát triển gần Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có thể hỗ trợ mục tiêu đào tạo của trường trong khi khai thác nguồn lực nghiên cứu cho việc phát triển kinh tế. Đặc biệt là các khu vực nghiên cứu, học tập và trao đổi tri thức có thể được thiết kế nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và sản xuất đồng thời hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và phương pháp mới.
Phối cảnh tổng thể khu Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2014.
Đây là một khu vực có các chức năng sẽ hỗ trợ cả Khu công nghệ cao và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, có thể hình thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hướng kết hợp vừa đào tạo, vừa ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn trên cơ sở sự kết hợp, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động trong khu vực này. Mở rộng gắn kết liên ngành, tạo điều kiện cho việc đồng sáng tạo và thương mại hóa các ý tưởng mới. Hỗ trợ các ngành kinh tế bằng cách tạo thêm nhiều việc làm tăng doanh thu và đầu tư cả lĩnh vực mới và truyền thống. Cung cấp cơ hội giáo dục và việc làm cho nhiều đối tượng khác nhau và tăng khả năng tiếp cận của mọi đối tượng xã hội với các tiện ích công cộng, thúc đẩy phát triển bền vững, khả năng thích ứng cao, giàu văn hóa bản địa, thúc đẩy tinh thần kinh doanh minh bạch, trách nhiệm và có sự hỗ trợ, tương tác trở lại trong các hoạt động công cộng, xã hội.
Thành phố Thủ Đức sẽ là mô hình về đổi mới quản trị công hiệu quả, nhanh chóng, phục vụ cho cư dân của một đô thị hiện tại. Tận dụng tiềm năng và sức mạnh của mạng xã hội, kinh tế sáng tạo, kinh tế số kiến tạo một địa điểm hấp dẫn thu hút và tập trung các tổ chức, các ngành công nghiệp đa dạng cùng xây dựng mạng lưới sản xuất liên kết hợp tác với thương mại. Kết hợp các chương trình, các ý tưởng có thể tối ưu hóa nguồn lực để đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ: kết hợp các dự án thành phố thông minh với dự án Trung tâm Tài chính (Fintech) và các kế hoạch cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị,…
Là nơi tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sáng tạo và thử nghiệm, tạo ra các quy chế quản lý, vận hành thật sự linh hoạt để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển các ngành công nghệ cao. Thu hút và phát huy sự tham gia sáng tạo của cộng đồng để tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ; xây dựng và bổ sung cơ sở dữ liệu về kinh doanh đổi mới sáng tạo và tạo được cơ hội kinh doanh cho những nhà khởi nghiệp trẻ (Startup). Các chương trình phát triển các cụm nhóm ngành nghề, các dịch vụ hỗ trợ được thảo luận, tương tác liên tục để cùng với công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng đem lại một sự thay đổi hài hòa về chất trong việc tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng cao và xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, tiến bộ xã hội.
Tận dụng các điều kiện tự nhiên của khu vực phía Đông Quận 9 để thúc đẩy du lịch sinh thái, đặt ga đường sắt cấp vùng và trung tâm chế biến thực phẩm để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cũng như nông nghiệp công nghệ cao trong khu vực. Là khu vực sinh thái, Tam Đa cung cấp một cơ hội cho sự sáng tạo trong thiết kế và vận hành, vừa kết nối với các hạ tầng giao thông hiện đại bao gồm cả tuyến đường cao tốc và đường sắt trên cao kết nối với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, khu vực vừa cho phép phát triển có giới hạn và sử dụng kỹ thuật cao để giảm thiểu tác động môi trường, qua đó để bảo tồn các khu vực đa dạng về sinh học.
Khu vực có hệ thống giao thông hiện đại, được đầu tư đồng bộ có khả năng kết nối cao trong Vùng Đông Nam Bộ (có các tuyến Xa Lộ Hà Nội, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên (sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021), hầm Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn, cầu Phú Mỹ, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường Vành Đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch), tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn – sông Đồng Nai,… ) là yếu tố quan trọng tạo nên hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại. Đồng thời, khu vực đặc biệt thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics phân phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (khu cảng container Cái Lái), đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa và kết nối nhanh sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
Với điều kiện hạ tầng giao thông hiện tại, nơi đây sẽ là một nơi kết nối và chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao công nghệ đào tạo, các kết quả nghiên cứu, khoa học, sản xuất cho các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các đặt hàng nghiên cứu khoa học từ các tỉnh, Vùng lân cận.
Ngoài ra còn có Cảng Cát Lái là cảng chuyên dụng container, được quy hoạch và xây dựng mới tại phường Cát Lái, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cảng container lớn nhất tại Việt Nam, với tổng diện tích mặt bằng 160 ha, tổng chiều dài cầu tàu hơn 2 km, cùng lúc đón 09 tàu Feeder, đón tàu có tải trọng đến 45.000 DWT.
Cảng Cát Lái được xếp hạng 30 cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới. Với việc áp dụng các công nghệ quản lý khai thác cảng hiện đại TOPOVN; thanh toán qua mạng internet (E-port); lệnh giao hàng điện tử (EDO). Cùng các dịch vụ tàu lai, hoa tiêu, kinh doanh kho bãi, vận tải bộ, vận tải thủy bằng sà lan, khai thuê hải quan,… Thu thuế xuất nhập khẩu qua Tân cảng Cát Lái trong
năm 2019 đạt trên 70.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 17% nguồn thuế thu
ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm trên 93% thị phần khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh, gần 50% thị phần cả nước.
Là một địa điểm lý tưởng để tái phát triển khu vực cảng theo mô hình thành phố thông minh, một “phòng thí nghiệm đô thị”, tận dụng vị trí nằm gần khu đô thị Thảo Điền và các lõi đô thị khác cho việc kiến tạo một đô thị kiểu mới, Trường Thọ có vai trò như một khu đô thị mới với những hạ tầng xanh và có tương tác tương tác cao, phương thức vận tải mới (thông minh, an toàn, bảo vệ môi trường) và nguồn dữ liệu thông tin mới, công nghệ xây dựng mới có khả năng chuyển đổi thích ứng với môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu và một không gian công cộng chuyển đổi, tự động hóa theo số liệu thời gian thực.
Trước khi thực dân Pháp chiếm miền Đông Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc Phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện Long Thành, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa.
Năm 1911, tỉnh Gia Định được chia thành 04 quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp, Hóc Môn. Quận Thủ Đức có 06 tổng. Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng hơn 200 km² và gồm 15 xã với dân số là 184.989 người.
Thủ Đức sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là huyện ngoại thành, nằm ở phía Đông – Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, huyện Thủ Đức được phân chia thành 03 quận: Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức theo Nghị định số 03/CP của Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 01năm 1997 cho đến nay.
Thành phố Thủ Đức nằm ở cửa ngõ Đông – Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với khu vực trung tâm của Thành phố, được kết nối qua hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Sài Gòn, đại lộ Phạm Văn Đồng (nối thẳng vào sân bay Tân Sơn Nhất). Địa giới hành chính như sau:
– Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai;
– Phía Tây giáp Quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và Quận 1;
– Phía Nam giáp Quận 4, Quận 7 và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai;
– Phía Bắc giáp thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Thành phố Thủ Đức định hướng sẽ là vùng lõi của vùng kinh tế trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh và có vị trí cửa ngõ Đông – Bắc của Thành phố nên giữ vai trò đầu mối giao thương với quốc tế, phía Nam và của cả nước; có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, tạo thành “tiểu vùng đô thị trung tâm” khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố; giữ vai trò hạt nhân sáng tạo, trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm giáo dục đại học, trung tâm tài chính, thúc đẩy sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và liên kết, hỗ trợ các đô thị trong vùng cùng phát triển.
Hành lang phát triển là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và dọc tuyến Xa lộ Hà Nội; phát triển các khu đô thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Khu vực cửa ngõ đến gần trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh
– Khí hậu: thành phố Thủ Đức nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng, có tác dụng chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
– Thủy văn: thành phố Thủ Đức nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch khá dày đặc với mật độ 3,38 km/km2. Hầu hết kênh rạch và một phần hạ lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn đều chịu ảnh hưởng của thủy triều. Tùy theo những điều kiện cụ thể (mùa, lưu lượng nước sông…), nước biển có thể ngược dòng xâm nhập đến tận Bình Dương (trên sông Sài Gòn) và Long Đại (trên sông Đồng Nai).
– Địa hình: thành phố Thủ Đức tương đối độc lập với Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu tách biệt bởi 02 con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Thành phố Thủ Đức có địa hình phong phú, đa dạng đồi gò lượn sóng, độ cao trung bình từ 5m đến 25m, đặc biệt có những ngọn đồi cao tới 32m như đồi Long Bình. Thành phố Thủ Đức nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, thấp dần từ Bắc xuống Nam, thuộc nền văn hóa tiền sử lưu vực sông Đồng Nai. Nơi đây nhiều sông lớn, kênh rạch, do đó cả giao thông đường thủy và đường bộ đều thuận tiện, thuận lợi phát triển địch vụ cảng, khu công nghiệp, du lịch sinh thái, những khu đô thị cao cấp, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ.
– Địa chất: địa chất khu vực thành phố Thủ Đức bao gồm chủ yếu là trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi,… hình thành nhiều loại đất khác nhau.
Thành phố Thủ Đức có tổng diện tích tự nhiên khoảng 211.56 km2 (21.156 ha); dân số 1.013.795 người.
Thành phố phát triển chính theo hướng Đông và Đông Đông Bắc. Trên hướng Đông, các địa bàn Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức tập trung bố trí Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, Trung tâm cấp Thành phố ở Tam Đa phường Long Trường, các trung tâm chuyên ngành lớn của Thành phố như: Khu Công nghệ cao, Khu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Khu phức hợp Trường Thọ, Khu thể dục thể thao Rạch Chiếc, Trung tâm tài chính quốc tế,… kim ngạch xuất khẩu (riêng Khu chế xuất Linh Trung I, II, Khu Công nghệ cao và Cảng Sài Gòn khu vực IV) cả năm 2019 đạt hơn 21,5 tỷ USD.
Quy hoạch phân khu thành phố Thủ Đức
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2019 của 03 quận là 23.728 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 36,52%), tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,5%/năm.
Trong những năm gần đây, thành phố Thủ Đức đã thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành xây dựng – công nghiệp, thương mại – dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông – lâm, ngư nghiệp. Kết hợp với việc triển khai xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghệ cao; thu hút tập trung chuyên gia trình độ cao,… đồng thời nâng cao đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu cho cho các nhà máy, doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân.
– Khu Đông của Thành phố đã hình thành, đầu tư xây dựng Khu chế xuất Linh Trung II (62,5 ha), phường Linh Trung, quận Thủ Đức, tỷ lệ lấp đầy 100%, hiện nay, đang rà soát điều chỉnh cục bộ quy hoạch nhằm triển khai xây dựng thí điểm nhà xưởng cao tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
– Khu công nghiệp Cát Lái – cụm II (136,95 ha) tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 cũng đã triển khai xây dựng hoàn chỉnh với tỷ lệ lấp đầy 100%;
– Khu công nghiệp Phú Hữu, Quận 9 với khoảng 80 ha đã được điều chỉnh thành khu dân cư;
– Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Long Sơn tại phường Long Bình, Quận 9 với quy mô khoảng 30ha đã có chủ trương điều chỉnh thành Cụm cảng trung chuyển ICD mới với quy mô khoảng 50ha.
– Đồng thời, Thành phố đang thực hiện Chương trình di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở có nguy cơ cháy nổ và cơ sở không phù hợp quy hoạch, cụ thể như: di dời Trạm nghiền Thủ Đức, quận Thủ Đức, di dời cảng ICD Trường Thọ, Nhà máy đóng tàu Bình Triệu,…; tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, sản xuất các nguyên vật liệu hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp như sản xuất đinh, ốc vít,… tránh phụ thuộc vào nguồn hàng từ một số nước.
Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ năm 2019 của 03 quận đạt 41.245 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 63,48%), tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 10%/năm. Trên địa bàn hiện có 36 chợ, 37 siêu thị, 09 trung tâm thương mại và hàng loạt cửa hàng tiện lợi. Việc hình thành và xây dựng đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố có đặc trưng “Là khu vực đô thị phát triển mạnh dựa trên nền tảng kinh tế dịch vụ, khoa học và công nghệ, đổi mới và sáng tạo”, trong đó chú trọng đến các giải pháp để phát triển kinh tế dịch vụ liên quan đến thương mại như phân phối, dịch vụ logistics, hội chợ triển lãm.
Định hướng quy hoạch thành lập 05 vị trí trung tâm logistics gắn với khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố có các vị trí: Trung tâm logistics Long Bình (Quận 9), Trung tâm logistics Cát Lái (Quận 2, Quận 9), Trung tâm logistics Linh Trung (Quận 9), Trung tâm logistics Khu công nghệ cao (Quận 9), Trung tâm logistics Trường Thọ (Quận Thủ Đức). Điều này cho thấy khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics do vị trí thuận lợi, có khả năng kết nối vận tải đa phương thức (đường bộ, đường sắt, đường thủy), có cảng Cát Lái và đi sân bay thuận tiện cũng như kết nối giao thông ra các tỉnh.
Khu vực 03 quận: 2, 9, Thủ Đức hầu như không còn sản xuất nông nghiệp, chỉ còn một số ít diện tích đất trồng cây lâu năm.
a) Quận Thủ Đức:
Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 là 11.077 tỷ đồng, đạt 118,52% so với dự toán (9.347 tỷ đồng); tốc độ tăng thu bình quân là 5,66%/năm.
Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2016 – 2020: 6.341 tỷ đồng, đạt 104% so với dự toán (6.099 tỷ đồng).
b) Quận 9:
Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 là 18.110 tỷ đồng, đạt 203,2% so với dự toán (8.911 tỷ đồng); tốc độ tăng thu bình quân là 8,7%/năm.
Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2016 – 2020 là 4.441,316 tỷ đồng, đạt 95% so với dự toán (4.668,9 tỷ đồng).
c) Quận 2:
Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 là 16.524 tỷ đồng, đạt 120,9% so với dự toán (13.670 tỷ đồng); tốc độ tăng thu bình quân là 23,3%/năm.
Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2016 – 2020 là 3.329,8 tỷ đồng, đạt 105,7% so với dự toán (3.150,8 tỷ đồng).
Tổng thu ngân sách nhà nước của 03 quận giai đoạn 04 năm (2016 – 2019) là 37.158 tỷ đồng (bình quân mỗi năm thu 9.289 tỷ đồng), tổng chi ngân sách địa phương 11.174 tỷ đồng (bình quân mỗi năm chi 2.793 tỷ đồng), đảm bảo tự cân đối thu chi ngân sách so với chỉ tiêu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngoài ra, kết dư ngân sách năm 2019 chuyển sang năm 2020 của 03 quận là 1.554 tỷ đồng (cụ thể: Quận 2 là 798 tỷ đồng, Quận 9 là 572 tỷ đồng, quận Thủ Đức là 184 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 15% so với tổng kết dư của 24 quận – huyện (10.206 tỷ đồng). Riêng Quận 2 có số kết dư cao nhất so với kết dư của 24 quận – huyện. Số kết dư cao là điều kiện thuận lợi để các quận chủ động thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Nhìn chung, thu ngân sách nhà nước ở cả 03 quận đều vượt cao so với chỉ tiêu giao dự toán đầu năm. Nguồn thu ngân sách nhà nước có thể đảm bảo để các quận thực hiện cân đối thu – chi ngân sách trên địa bàn. Đặc biệt đây là các quận giáp ranh trung tâm Thành phố nên có nguồn thu từ đất đai và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên hằng năm. Ngoài ra, quận Thủ Đức có các lợi thế lớn như: các khu chế xuất, khu công nghiệp; tập trung các trường đại học lớn,… đây là các lợi thế lớn trên địa bàn góp phần tăng cường thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có quy mô lớn, qua đó góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách.
Các quận điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, bám sát theo dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đảm bảo quản lý chi tiêu ngân sách và tài sản công; thực hiện phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Chủ động sử dụng ngân sách đã được giao, được phân cấp để đảm bảo các nhiệm vụ mới phát sinh. Các quận tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu chi ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên,…
Công trình và cơ sở cấp quốc gia và thành phố:
– Về văn hóa – thể thao: khu liên hợp thể dục – thể thao Rạch Chiếc tại Quận 9 (dự kiến 180.000 m2); công viên Văn hóa Lịch sử dân tộc tại Quận 9 (dự kiến 395.000 m2), dự án Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9 (dự kiến 98.000m2); trung tâm thể dục, thể thao trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại quận Thủ Đức (dự kiến 31.000 m2); khu tập luyện Đại học thể dục – thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tại Thủ Đức; sân đa năng và nhà thi đấu Đại học Cảnh sát tại quận Thủ Đức; sân bóng đá và nhà tập luyện Đại học Nông lâm.
– Về di sản: có 06 di tích cấp quốc gia (Chùa Hội Sơn, Chùa Phước Tường, Đình Phong Phú, Bốt Dây Thép thuộc địa bàn Quận 9; Đình Trường Thọ, Đình Xuân Hiệp thuộc địa bàn quận Thủ Đức); có 15 di tích cấp Thành phố.
Trên địa bàn cả 03 quận: 2, 9, Thủ Đức đều có Trung tâm văn hóa, Trung tâm Thể dục, thể thao, Nhà Thiếu nhi, Nhà Văn hóa Lao động. Có 68 doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao. Có 10 Nhà Văn hóa cấp xã (Quận 2 (1), Quận 9 (5), Quận Thủ Đức (4)). Riêng quận Thủ Đức có Nhà Văn hóa thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố quản lý.
– Lĩnh vực thể thao:
Quận 2: câu lạc bộ thể dục thể thao Thảo Điền, Trung tâm Thể dục, thể thao Quận 2, câu lạc bộ bơi lội An Phú, Khu thể dục thể thao Quận 2.
Quận 9: Trung tâm thể dục, thể thao Quận 9, câu lạc bộ Bóng đá Phước Long A, sân vận động Long Phước.
Quận Thủ Đức: Trung tâm thể dục, thể thao quận Thủ Đức, Trung tâm thể dục thể thao Quận (trên phường Tam Phú), Sân Bóng đá Linh Xuân, Nhà Văn hóa – Thể thao phường Bình Chiểu, Nhà Văn hóa – Thể thao phường Hiệp Bình Phước, Nhà Văn hóa – Thể thao phường Hiệp Bình Chánh, Nhà Văn hóa – Thể thao phường Linh Trung, Hồ Bơi thiếu nhi Quận, Hồ Bơi Quốc tế, Câu lạc bộ Hiệp Bình Phước, Động Đình Hồ.
Hiện nay, trên địa bàn 03 quận: 2, 9, Thủ Đức có 399 trường học đào tạo 218.473 học sinh. Trong đó, có 282 trường Mầm non (59 trường công lập và 223 trường ngoài công lập) chăm sóc 57.384 trẻ em, 58 trường tiểu học dạy 84.343 học sinh, 38 trường Trung học Cơ sở dạy 51.625 học sinh, 21 trường Trung học Phổ thông (15 trường công lập và 06 trường ngoài công lập) dạy 25.391 học sinh. Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 và lớp 6 đạt 100%, hiệu suất đào tạo Tiểu học trên 98%, hiệu suất đào tạo Trung học cơ sở đạt trên 92%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 98%. Thành phố không ngừng phấn đấu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, dự kiến giai đoạn 2020 – 2025 quy mô học sinh tại thành phố Thủ Đức lên đến 226.223 học sinh.
Khu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (643,7 ha) thuộc địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Hiện đang triển khai các dự án thành phần như: Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khu Công nghệ phần mềm, Khoa Giáo dục, Khoa Ngoại ngữ,…
Khu giáo dục đào tạo Đại học Long Phước, Quận 9: Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt Đồ án quy hoạch với quy mô: diện tích 172,92 ha, đào tạo 32.000 sinh viên; theo đó dự kiến bố trí cho các trường sau:
– Khu số 1: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (50 ha);
– Khu số 2: Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (5,0 ha);
– Khu số 3: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (29,96 ha);
– Khu số 4: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (13,69 ha);
– Khu số 5: Trường Đại học Tài chính Marketing (19,51 ha);
– Khu số 6: Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (16,48 ha);
– Khu số 7: Khu ký túc xá, công vụ (17,051 ha).
Ngoài ra, để hình thành các trường theo mô hình riêng lẻ trên địa bàn Quận 9 như:
– Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh: tại phường Long Thạnh Mỹ, phường Long Bình, Quận 9 với quy mô 40,03 ha.
– Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh: tại phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9 với quy mô khoảng 20 ha;
– Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh: tại phường Long Phước, Quận 9. Quy mô khoảng 23,95ha.
– Học viện Tư pháp: phường Long Phước, Quận 9 với quy mô khoảng 17 ha.
Trên địa bàn thành phố Thủ Đức có đầy đủ cơ sở hạ tầng về y tế, gồm các bệnh viện Đa khoa khu vực, bệnh viện quận, các trung tâm y tế và trạm y tế trên các phường. Việc chăm sóc sức khỏe Nhân dân được thực hiện tốt.
Tỷ lệ phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế cấp xã trên địa bàn 03 quận đạt 100%. Tỷ lệ phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản phân theo quận đạt 100%. Tỷ lệ phường có bác sỹ phân theo quận đạt 100%.
Mật độ dân số thành phố Thủ Đức
Dân số thực tế cư trú tại khu vực phía Đông chiếm tỷ lệ thấp so với dân số quy hoạch, mới chỉ đạt 48,8%, trong đó Quận 2 có tỷ lệ dân số thực tế cư trú so với dân số quy hoạch thấp nhất là 28,83%, quận Thủ Đức đạt tỷ lệ cao nhất là 80,38%. Dân số theo đồ án quy hoạch phân khu đã vượt so với quy hoạch chung hơn 20%, trong đó Quận 9 vượt 60%, cần điều chỉnh để nâng cao hiệu quả của tuyến Metro.
Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 11 tôn giáo với 33 tổ chức giáo hội được Nhà nước công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo với 2.970 cơ sở tôn giáo.
Trên địa bàn Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức có 154 cơ sở tín ngưỡng và 268 cơ sở tôn giáo, trong đó:
– Quận 2 có 30 cơ sở tín ngưỡng và 38 cơ sở tôn giáo. Số lượng tín đồ Phật giáo khoảng 20.000 người, Công giáo khoảng 15.000 người, Tin lành khoảng 1.000 người, Cao đài khoảng trên 3.000 người.
– Quận 9 có 65 cơ sở tín ngưỡng, 57 cơ sở tôn giáo. Số lượng tín đồ Phật giáo khoảng 21.000 người, Công giáo khoảng trên 26.000 người, Tin lành khoảng trên 2.000 người, Hồi giáo khoảng trên 150 người.
– Quận Thủ Đức có 59 cơ sở tín ngưỡng, 173 cơ sở tôn giáo. Số lượng tín đồ Phật giáo khoảng trên 21.000 người, Công giáo khoảng 40.000 người, Tin lành khoảng trên 2.300 người, Cao đài khoảng trên 1.500 người.
Đảng bộ, chính quyền 03 quận: 2, 9, Thủ Đức luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Chỉ đạo các phường nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng theo quy định. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương – giáo và giữa các tôn giáo, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc. Hàng năm đều tổ chức họp mặt đầu xuân với các chức sắc tôn giáo, đến thăm và chúc mừng các tôn giáo, tín ngưỡng nhân dịp các sự kiện lớn của đất nước, ngày lễ, tết tạo sự gắn kết phát huy tinh thần “Tốt đời, đẹp đạo”.
Theo thống kê, dân số của thành phố Thủ Đức là 1,013 triệu người, so với toàn Thành phố Hồ Chí Minh là 09 triệu người năm 2020 (chiếm tỷ lệ khoảng 11,25%); trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 623 ngàn người, so với Thành phố Hồ Chí Minh là 4,98 triệu người (chiếm tỷ lệ 12,5%).
Chỉ tiêu hàng năm toàn Thành phố giải quyết việc làm cho hơn 300 ngàn lượt người thì chỉ tiêu của thành phố Thủ Đức là 22,7 ngàn lượt người (chiếm tỷ lệ 7,57%). Chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm là 4.800 trong tổng số 135.000 chỗ làm việc mới (chiếm tỷ lệ 3,56%). Các hoạt động tư vấn, giới thiệu, tuyển dụng lao động được quan tâm thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả tốt, tỷ lệ thất nghiệp đô thị trong khu vực hằng năm đều dưới 3,7%.
Ngoài ra, đây là khu vực tập trung đào tạo đông nhất Thành phố, quy mô đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khu vực là 39.013 sinh viên, so với toàn Thành phố là 118.349 sinh viên, chiếm tỷ lệ gần 1/3.
Với lợi thế là khu vực có mật độ tập trung công nghiệp, dân số, lao động đông nhất Thành phố, tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở đạt khá cao, hơn 2.782 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 17,6% so với Thành phố). Do mật độ tập trung cao nên công tác theo dõi, hỗ trợ, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực được thực hiện thường xuyên, số doanh nghiệp đăng ký nội quy lao động, gửi thang bảng lương, thỏa ước lao động tập thể hàng năm đều đạt so với chỉ tiêu đề ra[1].
Về quan hệ lao động, do đây là nơi có mật độ tập trung công nghiệp, lao động đông nhất của Thành phố[2] nên tình hình quan hệ lao động diễn biến khá sôi nổi, không kém phức tạp. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt công tác giám sát, nắm bắt và ổn định tình hình quan hệ lao động, số vụ tranh chấp lao động trên địa bàn khu vực này nhìn chung được kiểm soát tốt[3].
Năm 2020, chỉ tiêu phát triển đối tượng bảo hiểm y tế là 770.524/8.187.707 người (chiếm tỷ lệ 9,41%), bảo hiểm xã hội bắt buộc là 225.865/2.672.537 người (chiếm tỷ lệ 8,45%), bảo hiểm xã hội tự nguyện là 9.518/64.899 người (chiếm tỷ lệ 14,67%), góp phần nâng số người lao động tham gia thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của Nhà nước. Ngoài ra, chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng, công tác quản lý, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, công tác giảm nghèo ở khu vực này thực hiện tốt, góp phần đảm bảo an sinh xã hội chung trên toàn Thành phố.
Việc thành lập thành phố thủ Đức với những đặc điểm riêng, nổi trội của một đô thị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, thực hiện chính sách phát triển thị trường lao động, việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trong khu vực được tốt hơn.
Theo số liệu dân số trung bình năm 2018 của Tổng cục Thống kê, số liệu dân số và diện tích bình quân nhà ở trên địa bàn các quận: 2, 9 và Thủ Đức như sau:
Các quận: 2, 9 và Thủ Đức thuộc khu vực nội thành phát triển, có dân số tăng mạnh nhất trong các năm gần đây, người dân từ các quận trung tâm và ngoại thành, ngoại tỉnh có xu hướng dịch chuyển, định cư tại khu vực này. Trong giai đoạn 2016 – 2019, số lượng nhà ở xây dựng mới tại khu vực này là cao nhất (147.800 căn với diện tích 20.077.181 m2), chiếm 47% số lượng nhà ở phát triển trong giai đoạn này.
Đây cũng là khu vực trọng tâm phát triển các dự án nhà ở xã hội. Trong giai đoạn 2016 – 2019, phát triển 8.400 căn với diện tích 787.872 m2, chiếm 68% diện tích nhà ở xã hội phát triển trong giai đoạn này, thích hợp để phát triển các khu nhà ở xã hội lớn, đồng bộ đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các tiện ích công cộng.
Định hướng phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2025 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5086/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 đối với các quận: 2, 9 và Thủ Đức (thuộc khu vực 06 quận nội thành phát triển) như sau:
– Ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn (như tuyến Metro số 1 tại các quận: 2, 9, Thủ Đức) hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng;
– Ưu tiên phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu nhà ở của các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn khi thực hiện các giao dịch hành chính, dịch vụ công, rút ngắn thời gian xử lý giữa các cơ quan, đơn vị. Trụ sở cơ quan nhà nước được đầu tư đồng bộ, hiện đại trên địa bàn 03 quận (2, 9, Thủ Đức).
Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thủ Đức gồm: 07 bệnh viện, 03 Trung tâm y tế, 33 Trạm y tế với 865 bác sĩ, 2.635 giường, đạt 22,5 giường bệnh/vạn dân. Trong đó bao gồm một số bệnh viện trọng điểm như: Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 – Quận 9 (chuẩn bị đưa vào sử dụng), Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức đang hoàn tất các thủ tục đầu tư bệnh viện chăm sóc cán bộ Thành ủy với quy mô 2,91 ha tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2.
Quận 2: Bệnh viện Quận 2, Bệnh viện Quốc tế Mỹ, 01 Trung tâm y tế, 08 Trạm y tế.
Quận 9: Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện Quận 9, Bệnh viện Quân dân y Miền Đông, 01 Trung tâm y tế, 13 Trạm y tế.
Quận Thủ Đức: Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện quận Thủ Đức, 01 Trung tâm y tế, 12 Trạm y tế.
Trong giai đoạn 2020 – 2025, Thành phố dự kiến:
– Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất hoàn chỉnh cho 33 trạm y tế để thực hành nguyên lý y học gia đình. Tăng cường kết nối và tư vấn từ xa giữa bác sĩ chăm sóc ban đầu với bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến cuối.
– Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cho các Bệnh viện quận Thủ Đức, Bệnh viện Quận 2, Bệnh viện Quận 9 để đảm trách tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên địa bàn.
– Xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho Bệnh viện cửa ngõ đa khoa khu vực Thủ Đức. Phát triển kỹ thuật chuyên sâu của Bệnh viện Ung Bướu hình thành trung tâm khám sức khỏe và tầm soát bệnh bằng công nghệ cao.
Khu liên hợp thể dục, thể thao Rạch Chiếc tại Quận 9 (dự kiến 180.000m2); Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc tại Quận 9 (dự kiến 9.395.000m2), Dự án Bảo tàng Thành phố tại Quận 9 (dự kiến 98.000m2); Trung tâm thể dục, thể thao trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại quận Thủ Đức (dự kiến 31.000m2); Khu tập luyện Đại học thể dục, thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tại Thủ Đức; sân đa năng và Nhà thi đấu Đại học Cảnh sát Nhân dân tại quận Thủ Đức; sân bóng đá và nhà tập luyện Đại học Nông lâm.
Hệ thống giao thông đường bộ toàn thành phố Thủ Đức có 1.037 tuyến đường với tổng chiều dài là 609,4 km; mật độ đường giao thông trên diện tích tự nhiên là 4,2 km/km2 (cả Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,17 km/km2); mạng lưới tuyến xe buýt kết nối (đi ngang) thành phố Thủ Đức gồm 30 tuyến (trong đó có 21 tuyến xe buýt có trợ giá và 09 tuyến xe buýt không trợ giá, chủ yếu kết nối vào các trường đại học, khu dân cư, các tỉnh lân cận liền kề như Bình Dương, Đồng Nai,…). Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Thủ Đức trong thời gian qua được đầu tư phát triển tương đối đồng bộ theo quy hoạch, trong đó đã hoàn thành các tuyến đường trục xuyên tâm, tuyến Quốc lộ như: đường Phạm Văn Đồng, đường Mai Chí Thọ, đường Võ Chí Công, Xa lộ Hà Nội và nâng cấp tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13; đưa vào khai thác tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; hoàn thành các công trình kết nối qua sông Sài Gòn như cầu Phú Mỹ, cầu Sài Gòn 2, cầu Bình Lợi, cầu Bình Triệu 2, cầu Thủ Thiêm 1, hầm vượt sông Sài Gòn,… Bên cạnh đó, trong thời gian tới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1 (kết nối thành phố Thủ Đức với trung tâm Thành phố), bến xe Miền Đông mới, cầu Thủ Thiêm 2, cao tốc Bến Lức – Long Thành, 09 tuyến xe buýt mới, triển khai đầu tư khép kín Vành đai 2, xây dựng cầu Thủ Thiêm 3, cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cát Lái, tuyến BRT số 1 dọc đường Mai Chí Thọ, tuyến đường sắt nhẹ kết nối từ ga An Phú với sân bay Long Thành trong tương lai.
Hệ thống giao thông đường thủy với tuyến đường thủy quốc gia trên sông Sài Gòn dài 22,5km, 13 tuyến đường thủy địa phương với chiều dài 62,7km; hệ thống cảng container Cát Lái trên sông Đồng Nai với 08 cầu bến với chiều dài 4.044m cầu cảng, sản lượng hàng hóa thông qua năm 2019 đạt 71,01 triệu tấn (vượt so với quy hoạch đến năm 2030 là 54,16 triệu tấn); hệ thống cảng cạn với 05 cảng cạn đang hoạt động tại khu vực Trường Thọ, quận Thủ Đức, sản lượng hàng hóa thông qua khu cảng này trong năm 2019 đạt 22,78 triệu tấn (so với quy hoạch năm 2030 là 3,6 triệu tấn); hệ thống cảng, bến thủy nội địa với 07 cảng thủy nội địa và 64 bến thủy nội địa đan xen trên các tuyến sông, tuyến buýt thủy số 01,… Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang có kế hoạch phát triển vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch bằng đường thủy trên sông Sài Gòn, xây dựng các Trung tâm logistics khu vực như: Trung tâm logistics Long Bình, trung tâm logistics Cát Lái, trung tâm logistics Linh Trung, trung tâm logistics Khu công nghệ cao và đang xây dựng Đề án thu phí cửa khẩu cảng biển tạo nguồn thu cho ngân sách Thành phố để tái đầu tư hệ thống giao thông kết nối đến cảng biển.
Với hệ thống hạ tầng giao thông hiện có như trên, thành phố Thủ Đức rất có lợi thế trong việc kết nối với các khu vực khác của Thành phố (khu trung tâm, khu Nam) và các địa phương lân cận như: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu, đặc biệt có lợi thế rất lớn để phát triển ngành dịch vụ logistics tại khu vực này, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ trung tâm Thành phố, khu chế xuất, khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao Thành phố đi đến khu cảng trên sông Đồng Nai, cảng Cái Mép và sân bay Long Thành trong tương lai.
Toàn bộ địa bàn thành phố Thủ Đức đều đã có hệ thống lưới điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Đề án lưới điện thông minh được triển khai từ năm 2016 nhằm xây dựng một hệ thống lưới điện tiên tiến, quản lý nhu cầu điện năng theo thời gian thực tế, chất lượng điện tin cậy, ổn định và liên tục. EVNHCMC đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống điều hành lưới điện hiện đại (SCADA/DMS). Hiện 100% các trạm 110kV được điều hành từ xa. Ngoài ra, EVNHCMC đang thực hiện kế hoạch tự động hóa lưới điện phân phối 22kV, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thi công, sửa chữa trên đường dây đang mang điện để giảm thiểu thời gian gián đoạn cung cấp điện. EVNHCMC đã tự nghiên cứu chế tạo thành công và đã đưa vào sử dụng 21 bộ vệ sinh cách điện lưới 110kV, 22kV bằng vòi nước áp lực cao để phục vụ việc bảo trì lưới điện mà không phải cắt điện, góp phần giảm sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng. Bình quân cấp điện sinh hoạt 1.500 – 2.500KWh/người/năm.
Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch là: 100% (348.045 hộ được cấp nước qua giải pháp mạng, 1.283 hộ được cấp nước qua giải pháp tạm như đồng hồ tổng, bồn chứa nước, thiết bị lọc).
Tổng lượng nước cung cấp cho khách hàng địa bàn Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức: 260.000 – 270.000 m3/ngày.
– Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch khoảng 15%.
– Tổng chiều dài đường ống cấp nước: 1.678km.
Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin trên địa các quận: 2, 9, Thủ Đức phát triển nhanh chóng trong những năm qua để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân.
4.1. Về hạ tầng cáp treo, cáp ngầm
Mạng lưới cáp viễn thông được phát triển gần như đồng bộ với mạng lưới các tuyến đường trên địa bàn, đảm bảo cung cấp dịch vụ đến người dân, doanh nghiệp và tổ chức một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Công tác chỉnh trang, làm gọn hạ tầng mạng cáp treo, ngầm hóa đồng bộ hạ tầng cáp viễn thông, cáp điện lực được triển khai hiệu quả và rộng khắp trên toàn địa bàn Thành phố. Đặc biệt, Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu công nghệ cao là hai khu vực có quy hoạch hạ tầng viễn thông đồng bộ, thống nhất, cho phép các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ, dùng chung hạ tầng.
4.2. Về hạ tầng viễn thông di động
Trên địa bàn Thành phố có 04 doanh nghiệp viễn thông đang cung cấp dịch vụ thông tin di động (VNPT Vinaphone, Mobifone, Viettel, và Vietnammobile, riêng Gmobile hiện chỉ cung cấp dịch vụ hạn chế ở một số khu vực) với tổng số trạm ăng-ten thu phát sóng là 10.195 trạm, trong đó có 9.926 trạm phát sóng 4G (tính đến tháng 7 năm 2020).
Đối với địa bàn các quận: 2, 9, Thủ Đức hiện có tổng cộng 1.563 trạm thu phát sóng di động. Với số lượng trạm thu phát sóng di động đã được lắp đặt, đã đảm bảo việc cung cấp dịch vụ thoại, SMS và các dịch vụ Internet 3G, 4G cho người dân trên toàn khu vực.
Đồng thời, các doanh nghiệp viễn thông lớn như Vinaphone, Viettel, Mobifone đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thử nghiệm 5G, sẵn sàng triển khai dịch vụ di động 5G tại một số khu vực có nhu cầu sử dụng cao như Khu công nghệ cao, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực hiện có các Doanh nghiệp với đông đảo đội ngũ kỹ sư công nghệ sử dụng mạng 5G để xây dựng các ứng dụng mới, hình thành hệ sinh thái 5G.
4.3. Về hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng của Thành phố (Metronet)
Thành phố đã thực hiện kết nối từ Ủy ban nhân dân Thành phố đến sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thông qua hệ thống mạng băng thông rộng Thành phố (gần 800 đường truyền). Trên địa bàn các quận: 2, 9, Thủ Đức, tất cả các cơ quan nhà nước đã được triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng Thành phố (90 đường truyền). Việc đưa mạng truyền số liệu chuyên dùng Metronet vào hoạt động là cơ sở, nền tảng để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường đảm bảo an toàn thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thường xuyên, liên tục của Thành phố.
Tổng chiều dài hệ thống cống thoát nước trên địa bàn các quận: 2, 9, Thủ Đức là: 406,606 km cống. Trong đó:
– Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ Thuật quản lý: 174,849 km.
– Ủy ban nhân dân các quận: 2, 9, Thủ Đức quản lý: 231,767 km.
Có 189 tuyến kênh, rạch có chức năng tiêu thoát nước với tổng chiều dài 210,013 km do Ủy ban nhân dân các Quận 2, 9, Thủ Đức quản lý toàn bộ.
Thoát nước mưa theo địa hình tự nhiên tập trung về các kênh tiêu và thoát ra sông theo các hệ thống các cống.
Nước thải từ các hộ gia đình bình quân 180 lít/người/ngày, chảy tự do ra các khe rãnh, kênh mương ra các khu vực trũng theo độ dốc địa hình. Hầu hết các hộ gia đình đã sử dụng bể tự hoại, xí hai ngăn hợp vệ sinh.
Nước thải y tế đã được tách lọc và xử lý riêng bằng hệ thống xử lý tập trung của các bệnh viện trước khi xả ra hệ thống thoát nước bên ngoài là các kênh, mương lân cận.
Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, cụm công nghiệp: hiện tại nước thải cơ bản được xử lý cục bộ trong các công trình sau đó thoát chung vào hệ thống thoát nước mưa dọc theo các trục giao thông và đổ ra hệ thống sông, kênh rạch. Tất cả các cơ sở, xí nghiệp sản xuất xây dựng mới đều phải được xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn môi trường trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều có hệ thống xử lý nước thải riêng.
Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong đời sống của người dân hiện nay đã sinh ra số lượng lớn rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp tăng cao. Riêng lượng rác thải sinh hoạt bình quân là 1,0kg/người/ngày. Địa bàn thành phố Thủ Đức vẫn đảm bảo bảo thu gom 100% đến từng hộ dân và xử lý tập trung đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Mạng lưới cây xanh đô thị được bố trí dọc trục cao tốc, khu đô thị, khu dân cư mới Quận 2, Quận 9. Tổng khối lượng công viên cây xanh công cộng trên các quận: 2, 9, Thủ Đức (khối lượng đã được phân cấp quản lý) gồm: 29,751 ha công viên, 93,854 ha mảng xanh, 53.819 cây xanh. Trong đó:
– Tổng diện tích các quận: 2, 9, Thủ Đức quản lý là 25,311 ha công viên, 8,493 ha mảng xanh, 17.246 cây xanh.
– Tổng diện tích các quận: 2, 9, Thủ Đức do Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ Thuật quản lý là 4,44 ha công viên; 85,361 ha mảng xanh; 36.573 cây xanh.
Thành phố Thủ Đức có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân để bảo vệ Tổ quốc. Đây là địa bàn chiến lược nằm trên hướng phòng thủ chủ yếu của Quân khu 7 và Thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình khu vực này là địa hình hỗn hợp gồm cả đô thị, đồng bằng, sông nước, có độ cao trung bình, khoảng 5 – 10m và xen kẽ có một số gò đồi có giá trị chiến thuật.
Thành phố Thủ Đức tập trung các đầu mối giao thông, cơ sở hạ tầng quan trọng kết nối từ các tỉnh vào Thành phố, đồng thời, khu vực được bao bọc bởi sông Sài Gòn, sông Đồng Nai nên hình thành nhiều cảng sông, cảng đường bộ và xen kẽ nhiều kênh rạch, tạo sự chia cắt địa hình, thuận lợi cho triển khai phòng thủ, có thế đánh, thế giữ. Đây chính là địa bàn có giá trị chiến lược về quốc phòng an ninh. Do đó, công tác xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên luôn được quan tâm, công tác tuyển quân nghĩa vụ quân sự luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần đảm bảo đủ lực lượng xử lý trong mọi tình huống xảy ra, giữ vững an ninh chính trị, ổn định xã hội trên địa bàn.
Dân cư khu vực phân bố không đồng đều, mật độ cao tập trung vào trung tâm các quận, các khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các làng Đại học, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi xây dựng thế trận và tiến hành chiến tranh Nhân dân. Đây cũng là địa bàn có nhiều nhiều dân tộc, tôn giáo, lực lượng lao động, học sinh, sinh viên, chuyên gia nước ngoài đến làm việc, sinh sống và học tập; các đối tượng chống phá thường xuyên tìm cách tiếp cận kích động, lôi kéo, xây dựng lực lượng, lợi dụng tạo bình phong hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, với vị trí là cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh, đang trong giai đoạn đô thị hoá mạnh với nhiều dự án đầu tư trọng điểm, cùng với việc tập trung nhiều khu công nghiệp, trường đại học, cơ sở giáo dục và cảng với lượng lao động nhập cư lớn cũng là địa bàn trọng điểm về trật tự an toàn xã hội. Phạm pháp hình sự, nhất là các loại tội phạm xâm phạm sở hữu, đối tượng lợi dụng địa bàn giáp ranh, đông người nhập cư để ẩn náu, hoạt động luôn được điều tra, khoanh vùng quản lý, xử lý bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ góp phần kiềm chế và kéo giảm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Tình trạng lợi dụng cảng biển để thực hiện các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, các hoạt động trung chuyển ma tuý tiềm ẩn phức tạp nên luôn được tập trung đấu tranh quyết liệt. Tình hình đình, lãng công trong công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn luôn được tập trung xử lý nhanh, không để phát sinh phức tạp. Trong điều kiện mật độ dân số lớn, hệ thống giao thông dày đặc thuộc khu vực cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh, các lực lượng chức năng luôn nỗ lực đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn.
Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý cư trú đối với người lao động nhập cư, công nhân các công trình xây dựng, việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đặt ra nhiều thách thức nhưng luôn được các cơ quan chức năng tập trung xử lý đạt kết quả cao nhất, góp phần phục vụ nhu cầu người dân trong khu vực.
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự nhiên là 2.095,39 km2 (209.539,00 ha), quy mô dân số 09 triệu người năm 2020, có 24 đơn vị hành chính cấp huyện (19 quận, 05 huyện) và 322 phường, xã, thị trấn (259 phường, 05 thị trấn, 58 xã), phân loại đơn hành chính cấp huyện có 21 quận, huyện loại I, 03 huyện loại II; cấp xã có 256 phường, xã, thị trấn loại I; 62 phường, xã loại II; 04 phường loại III (thuộc Quận 2).
Địa giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Quận 2 có diện tích tự nhiên 49,79 km2, quy mô dân số 171.311 người; đơn vị hành chính cấp xã được tách từ 05 xã thuộc huyện Thủ Đức: An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi chia thành 11 phường: An Phú, Thảo Điền, Thủ Thiêm, An Khánh, Bình Khánh, Bình An, An Lợi Đông, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái.
Địa giới hành chính: phía Bắc giáp quận Thủ Đức, Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn và sông Rạch Chiếc). Phía Nam giáp Quận 7, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai (qua sông Sài Gòn và sông Đồng Nai). Phía Đông giáp Quận 4, Quận 1, quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn).
Quận 9 có diện tích tự nhiên 113,97 km2, quy mô dân số 310.107 người; đơn vị hành chính cấp xã gồm có 13 phường: Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Trường, Trường Thạnh, Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước, Phú Hữu.
Địa giới hành chính: phía Tây Bắc giáp huyện Dĩ An của tỉnh Bình Dương. Phía Tây giáp quận Thủ Đức, Tây Nam giáp Quận 2. Phía Đông Bắc giáp sông Đồng Nai, ngăn cách với thành phố Biên Hoà, có cầu Đồng Nai bắc qua trên Quốc lộ 1A. Đông Nam ngăn cách với huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai bởi sông Đồng Nai. Phía Nam giáp sông Đồng Nai, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai.
Quận Thủ Đức có diện tích tự nhiên 47,80 km2, quy mô dân số 532.377 người; đơn vị hành chính cấp xã gồm có 12 phường: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình.
Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp các thành phố Dĩ An và Thuận An, tỉnh Bình Dương. Phía Nam giáp các quận Bình Thạnh và Gò Vấp. Phía Đông giáp Quận 9. Phía Tây giáp Quận 12.
Quy trình, thủ tục thành lập thành phố Thủ Đức đề nghị thực hiện theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021.
Việc sáp nhập 03 quận để thành lập thành phố Thủ Đức đã cơ bản đáp ứng được các tiêu chuẩn đô thị loại I của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính .
Sau đây là bảng so sánh tiêu chuẩn của thành phố Thủ Đức với quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính:
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, các quận: 2, 9, Thủ Đức là đơn vị hành chính loại I. Thực hiện nhập toàn bộ 49,79 km2 diện tích tự nhiên, dân số 171.311 người của Quận 2; toàn bộ 113,97 km2 diện tích tự nhiên, dân số 310.107 người của Quận 9 và toàn bộ 47,80 km2 diện tích tự nhiên, dân số 532.377 người của quận Thủ Đức.
– Tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: tạm gọi là thành phố Thủ Đức.
– Diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp: 211,56 km2.
– Dân số của đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp: 1.013.795 người.
– Địa giới hành chính: phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp Quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và Quận 1; phía Nam giáp Quận 4, Quận 7 và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp thành phố Dĩ An và thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
– Trụ sở làm việc của thành phố Thủ Đức: tạm thời sử dụng trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện có trong hệ thống chính trị của 03 Quận (2, 9, Thủ Đức), sau đó sẽ sắp xếp lại.
Thành phố Hồ Chí Minh không thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số. Chỉ thay đổi về cơ cấu, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện: từ 24 quận – huyện sẽ giảm 03 quận (2, 9, Thủ Đức) và tăng 01 thành phố (thành phố Thủ Đức). Số lượng đơn vị hành chính cấp xã sẽ thay đổi giảm 10 phường sau khi thực hiện xong Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2021.
Thành phố Thủ Đức có tổng diện tích 211,56 km2 – quy mô dân số 1.013.795 người trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 03 quận (2, 9, Thủ Đức) và số đơn vị hành chính cấp xã hiện tại là 36 phường gồm:
– An Phú, Thảo Điền, Thủ Thiêm, An Khánh, Bình Khánh, Bình An, An Lợi Đông, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái (11 phường của Quận 2 cũ);
– Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Trường, Trường Thạnh, Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước và Phú Hữu (13 phường của Quận 9 cũ);
– Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ và Tam Bình (12 phường của quận Thủ Đức cũ).
Trong Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2021, thành phố Thủ Đức sẽ giảm 02 phường (thuộc Quận 2 cũ) còn lại 34 phường.
Dân số quy hoạch chung thành phố Thủ Đức đến năm 2020
Chính quyền địa phương ở thành phố Thủ Đức là chính quyền cấp huyện, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Điều 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019. Theo đó, cơ cấu chính quyền thành phố Thủ Đức gồm Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
Để đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ và quy hoạch của thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào thẩm quyền và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Bộ, ngành có liên quan tăng cường phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức trực tiếp thực hiện, quyết định, giải quyết nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố Thủ Đức.
– Về quy mô: thành phố Thủ Đức là đơn vị hành chính cấp huyện. Sau khi thành lập thành phố Thủ Đức và sắp xếp 04 phường (An Khánh với Thủ Thiêm, Bình Khánh với Bình An) theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Thủ Đức còn lại 34 phường.
– Tổ chức chính quyền địa phương ở thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố Thủ Đức và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức.
– Tổ chức chính quyền địa phương ở phường thuộc thành phố Thủ Đức là Ủy ban nhân dân phường. Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, làm việc theo chế độ thủ trưởng.
1.1. Tác động tích cực
– Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện chế độ tiền lương mới (giảm được đầu mối cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể là cấp xã).
– Sau khi sắp xếp, với lượng công chức phù hợp sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần phục vụ nhân dân tốt hơn.
– Bộ máy hành chính nhà nước mới có thể đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho người dân cũng như thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
1.2. Tác động tiêu cực
Việc quản lý địa giới hành chính rộng hơn so với trước đây có thể phát sinh nhiều vấn đề hạn chế, bất cập trong việc quản lý đơn vị hành chính mới như: công tác quy hoạch, tệ nạn xã hội gia tăng, tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn xã hội,… là những thách thức trong công tác quản lý nhà nước.
2.1. Tác động tích cực
– Giảm chi phí, ngân sách chi trả cho cán bộ, công chức và người lao động của một đơn vị hành chính.
– Tập trung được nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng. Hạn chế tối đa tình trạng đầu tư dàn trải, kém chất lượng, giảm hiệu quả của ngân sách cho đầu tư.
– Tạo nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý; thay đổi sự phân bố dân cư phù hợp theo quy hoạch, thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
– Địa giới hành chính thành phố Thủ Đức mở rộng so với địa giới hành chính từng quận có khả năng thúc đẩy phát triển về kinh tế, tăng giá trị sử dụng của đất đai, tạo ra những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập tốt cho người lao động.
– Phát triển đa dạng các loại hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh; quá trình đô thị hóa được kích thích đẩy mạnh; đời sống về vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao.
2.2. Tác động tiêu cực
– Có thể tác động đến tâm tư, tình cảm của một số cán bộ, công chức, người lao động (do có sự xáo trộn thời gian đầu về bộ máy và tác động tâm lý đối với những người thuộc diện dôi dư do sắp xếp).
– Việc thay đổi địa chỉ ảnh hưởng đến các loại giấy tờ của người dân;
chi phí điều chỉnh các loại giấy tờ có liên quan đến địa chỉ, bảng hiệu,…
1.1. Trong thời gian xây dựng Đề án
Trước mắt tạm dừng việc bầu, phê chuẩn các chức danh cán bộ quản lý và tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện phải sắp xếp từ ngày Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 có hiệu lực; trường hợp khuyết người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mà không bố trí được người phụ trách theo quy định của pháp luật thì được bầu, bổ nhiệm chức danh đó.
1.2. Sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng phương án bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sau sắp xếp theo đúng quy định.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện xin ý kiến Ban Thường vụ cùng cấp về Phương án bố trí, sắp xếp trước khi trình Sở Nội vụ thẩm định.
– Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định Phương án bố trí, sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của đơn vị hành chính mới thành lập và cho ý kiến cụ thể bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện theo quy định.
Thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Phát triển thành phố Thủ Đức trở thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao; là khu kinh tế động lực mới của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai với các mục tiêu xây dựng, khai thác đồng bộ các thế mạnh hiện có với các tiềm năng:
– Kết nối để tạo cơ hội mới: thu hút đầu tư thông qua những kết nối về chức năng và hạ tầng.
– Hệ sinh thái sáng tạo: phát triển một hệ sinh thái sáng tạo tích hợp được trên nhiều lĩnh vực, quy mô và ở mọi cộng đồng.
– Toàn cầu hóa đậm chất địa phương: tôn vinh văn hóa và cộng đồng địa phương, đồng thời thu hút các nguồn lực quốc tế.
– Thích ứng để bền vững: thúc đẩy các giải pháp tổng hợp đa ngành và đa tầng để ứng phó với các biến đổi khí hậu và môi trường trong tương lai thông qua các công trình trong môi trường đô thị.
1.1. Ủy ban nhân dân Thành phố
– Trình Bộ Nội vụ Phương án sắp xếp 03 quận (Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức) thành thành phố Thủ Đức trong Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021.
– Xin chủ trương của Thành ủy về Phương án bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp.
– Trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021.
1.2. Sở Nội vụ
– Là cơ quan chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các đơn vị thực hiện các nội dung trong Kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021.
– Hướng dẫn quy trình, thủ tục, thời gian, tiến độ thực hiện các bước trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
– Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về tiến độ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính để báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và Bộ Nội vụ.
– Xây dựng Phương án tổng thể, Đề án chi tiết và lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
– Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện có đơn vị sắp xếp bố trí cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau xắp xếp; tham mưu việc giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tượng dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
– Phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn các chức danh cán bộ đối với các đơn vị sắp xếp lại.
1.3. Sở Tài chính
– Thẩm định dự toán kinh phí và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố cấp kinh phí thực hiện các nội dung liên quan đến việc xây dựng Phương án, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
– Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng chế độ, chính sách cho các đối tượng dôi dư sau sắp xếp.
– Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.
1.4. Công an Thành phố
– Đảm bảo công tác an ninh, giữ gìn trật tự xã hội tại các địa bàn tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính.
– Chỉ đạo công an cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn trong quá trình triển khai Đề án.
– Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố để có hướng chỉ đạo giải quyết các điểm nóng.
– Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công an cấp huyện, cấp xã trong việc chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực phụ trách.
1.5. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan
– Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền tạo sự đồng thuận về nhận thức và thực hiện trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và Nhân dân ở địa phương về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
– Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
– Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, các đơn vị chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu, bố trí sắp xếp các đối tượng thuộc ngành của mình đang bố trí tại cấp xã đảm nhiệm lĩnh vực ngành sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại thời điểm sáp nhập hoặc giải thể.
– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
1.6. Ủy ban nhân dân các Quận 2, 9, Thủ Đức và các quận phải sắp xếp các phường giai đoạn 2019 – 2021
– Xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của đơn vị mình. Xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và những người hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước khi thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Rà soát cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất để báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến, quyết định.
– Báo cáo tiến độ thực hiện các nội dung sắp xếp theo quy định pháp luật cho Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp).
– Chỉ đạo các Ủy ban nhân dân cấp xã khẩn trương triển khai các nội dung đúng tiến độ đề ra trong việc xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Trong giai đoạn hiện nay, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng nhằm tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước, giảm biên chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền các cấp.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh chủ động đề xuất sắp xếp 03 quận 2, 9, Thủ Đức thành một đơn vị hành chính cấp huyện, tạm gọi là thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh tinh giảm 02 đơn vị hành chính cấp huyện, còn 22 đơn vị hành chính cấp huyện (16 quận; 01 thành phố và 05 huyện); giảm 10 đơn vị hành chính cấp xã, còn 312 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 249 phường, 58 xã và 05 thị trấn).
Thành phố Thủ Đức được thành lập dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã được đầu tư phát triển đáp ứng tiêu chí của một đô thị, phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên và nhu cầu phát triển hiện nay. Căn cứ cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của 03 quận (2, 9, Thủ Đức) hiện nay đủ điều kiện thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị hành chính cấp huyện, cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại I theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Sau khi được Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức, Thành phố sẽ xây dựng Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021 gồm: cấp huyện (sáp nhập 03 Quận 2, 9, Thủ Đức thành thành phố Thủ Đức), cấp xã (sắp xếp 19 phường thành 9 phường) theo trình tự thủ tục của Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong tháng 10 năm 2020./.
Nguồn: THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẠN MUỐN TẢI TẤT CẢ CÁC BẢN ĐỒ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC TƯƠNG LAI MỚI NHẤT.
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC TƯƠNG LAI CÓ RẤT NHIỀU THAY ĐỔI VÀ PHỨC TẠP.
TẢI VỀ NGAY ĐỂ KHÔNG BỊ DÍNH QUY HOẠCH.
Bấm vào link bên dưới để tải bản đồ quy hoạch MIỄN PHÍ.
8 ĐIỀU KHÁC BIỆT VƯỢT TRỘI CỦA HATALAND VÀ ÔNG HUỲNH NGỌC THANH.
1. Tất cả Bất động sản có quy hoạch AN TOÀN theo bản đồ quy hoạch mới nhất. Giải quyết được vấn đề rủi ro bị dính quy hoạch.
2. HATALAND kiểm tra trước quy hoạch cho nhà đầu tư. Giải quyết được vấn đề mất thời gian và tiền bạc để Check quy hoạch.
3. HATALAND Coi trọng pháp lý an toàn lên hàng đầu. Để khách mua nhà đất luôn an tâm.
4. Có nhiều nguồn cung cấp thông tin quy hoạch mới nhất. Chính sách mới từ cơ quan chức năng .
5. HATALAND có số lượng khách hàng thân thiết rất lớn. Đảm bảo sẽ ra lại hàng cho nhà đầu tư nhanh chóng.
6. HATALAND có sản phẩm BĐS đa dạng. Tập trung tại Q2, Q9 và đặc biệt là tại Phường Trường Thọ, Thủ Đức.
7. HATALAND và ông Huỳnh Ngọc Thanh có mức độ phổ biến thương hiệu toàn quốc về chủ đề nhà đất Thành phố Thủ Đức và Quy hoạch Thành phố Thủ Đức.
8. HATALAND thống lĩnh TOP đầu các từ khóa về chủ đề nhà đất Thành phố Thủ Đức trên Google và Youtube tại thị trường Thành phố Thủ Đức và TPHCM.
8 KHÁC BIỆT HOÀN TOÀN VƯỢT TRỘI TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC.
✪ Chuyên gia bất động sản.
✪ Chuyên gia phân tích quy hoạch Bình Thuận và thành phố Thủ Đức tương lai.
✪ Huỳnh Ngọc Thanh có kênh Youtube phân tích chuyên sâu quy hoạch Phan Thiết Bình Thuận, Phú Quốc, Đồng Nai và thành phố Thủ Đức hàng đầu tại Việt Nam.
✪ Ông chia sẻ quy hoạch, pháp lý BĐS và cảnh báo các vấn đề rủi ro trong BĐS cho các nhà đầu tư.
BẠN MUỐN XEM TẤT CẢ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, XU HƯỚNG, QUY HOẠCH MỚI NHẤT.
VỀ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC TƯƠNG LAI.
Bấm vào link dưới để xem chi tiết.